Ông Leo Tolstoy trong quá
trình dạy ngôn ngữ văn chương cho bọn trẻ nhận thấy rằng ta không thể
nào dạy cho bọn trẻ một cách trực diện về cách dùng một từ nào đó bằng
cách định nghĩa từ đó. Tụi nó không bao giờ có thể học bằng cách học
thuộc lòng. Ông gọi việc dạy như thế là sự can thiệp thô bạo vào quá
trình phát triển tư duy của trẻ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng có
những phương cách khác có thể hỗ trợ quá trình nhận thức này, gọi là sự
can thiệp tinh tế và loanh quanh, tức là đầu tiên người học tiếp xúc lần
đầu với từ đó trong một văn cảnh nào đó, đến lần thứ 2 anh ta lại gặp
một câu khác có từ đó, anh ta bắt đầu nhận ra cái concept đó, rồi đến
một lúc nào đó anh ta thử dùng nó, và tiếp nhận sự phản ứng từ môi
trường, và cuối cùng anh ta sở hữu từ đó.
Điều này đúng như cách dạy
tiếng Anh mà mình cảm nhận được cho đến giờ này: việc dạy ngữ pháp, hay
cách nói, không thể dạy một cách trực diện bằng cách mổ xẻ nó, rồi cho
học sinh ghi nhớ các quy luật. Khi nói tụi nó không bao giờ có thể phản
xạ ra được. Mà thật ra là, tụi nó cần mức độ tiếp xúc với văn cảnh đó đủ
nhiều, để ngộ ra việc sử dụng cách nói đó một cách tự nhiên. Và nếu có
thể giúp học sinh thì chủ yếu là raising awareness, tức là kích thích sự
nhận biết của người học, bằng việc cố ý cho họ thấy một concept nào đó
nhiều lần, rồi họ bắt đầu đặt ra câu hỏi nghi vấn về concept đó, rồi khi
chín muồi, thì họ có thể sử dụng nó.
Một người học tiếng
Anh khác với đứa trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ của nó ở chỗ các concepts người
ấy đã biết rồi, và người ta có xu hướng dạy bằng cách sử dụng tiếng mẹ
đẻ để phiên dịch các concepts tiếng Anh này. Vâng, nó có thể có chút lợi
lộc trong việc dạy từ vựng, nhưng quá trình để một người từ việc biết 1
từ cho đến việc có thể sử dụng từ đó như phản xạ lại tiếp tục đòi hỏi
sự tiếp xúc với từ, và sự sử dụng từ nhiều lần.
Nhưng mọi chuyện
khó hơn như vậy nhiều, ở chỗ, một ngôn ngữ này khác ngôn ngữ kia không
đơn thuần ở cái từ nó khác đi, xong mình học từ rồi ghép vào với nhau
như tiếng mẹ đẻ là xong. Mà mối quan hệ giữa các từ đã khác hoàn toàn
rồi, vì tư duy của các nền văn hóa, các dân tộc là khác nhau, hoặc chí
ít là khác nhau tại thời điểm họ bắt đầu nhận thức và gọi tên các sự
vật, đặt cho chúng các mối quan hệ trong ngôn ngữ. Ví dụ, về mặt thời
gian, tiếng Việt chúng ta chỉ sử dụng 1 giới từ là "vào", vào ngày thứ
3, vào lúc mấy giờ, vào mùa xuân. Nhưng trong tiếng Anh, họ sử dụng các
từ in, on, at, theo một quy luật nhất định, có tính khoa học tương đối.
Hoặc khi nào thì sử dụng thì "hiện tại hoàn thành" trong tiếng Anh,
tiếng Việt không có thì này, tất cả những gì đã xảy ra ở quá khứ, thì
đều dùng từ "đã".
Tóm lại, ta rất khó có thể dựa dẫm vào việc lập
luận hoặc phân tích ngôn ngữ, để buộc người học hấp thụ một quy luật
ngôn ngữ mới, rồi sử dụng tức thì trong những cảnh huống cần thiết, vì
concept và mối quan hệ giữa các từ đã khác hẳn đi rồi. Người ta cần được
trà trộn trong cái ngôn ngữ đó, bằng việc tiếp xúc, việc xem phim, đọc
sách, v.v... đủ nhiều để dần nhận ra được cái concept và dùng nó một
cách tự nhiên.
Ông Tolstoy nói "việc đưa cho trẻ một concept mới một cách cố tình và trực diện là vô ích và không thể thực hiện được, giống như việc dạy đứa trẻ đi bằng cách nói về luật cân bằng."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét